Các Định nghĩa được liệt kê mẫu tự abc.
Ban Tổ Chức (Committee)
“Ban Tổ Chức” là bộ phận phụ trách thi đấu hoặc, nếu không có vấn đề gì xảy ra trong quá trình thi đấu thì bộ phận này phụ trách sân gôn.
Bạn-đấu (Fellow-Competitor)
Xem “Đấu thủ”
Bên/phe (side)
Một bên là một, hai hoặc ba gôn thủ, những người là đồng đội của nhau.
Bóng bất khả kháng (Rub of the Green)
“Bóng bất khả kháng” xảy ra khi trái bóng đang chuyển động bất ngờ bị lệch hướng hoặc dừng lại bởi bất kỳ một nhân tố ngoài cuộc nào (xem Luật 19-1).
Bóng bị mất (Ball lost)
Xem “mất bóng”.
Bóng được thay thế (Substituted Ball)
“Bóng được thay thế” là trái bóng được cho vào sử dụng thay cho trái bóng đầu tiên hoặc đã ở trong cuộc, bị mất, ra ngoài biên hoặc được nhấc lên.
Bóng được xem là di chuyển (Ball deemed to move)
Xem “di chuyển hoặc bị di chuyển”.
Bóng sai (Wrong Ball)
“Bóng sai” là một trái bóng bất kỳ nào ngoài:
• Bóng trong cuộc của gôn thủ;
• Bóng tạm thời của gôn thủ; hoặc
• Trái bóng thứ hai được đánh theo Luật 3-3 hoặc 20-7c trong đấu gậy;
Và bao gồm:
• Bóng của gôn thủ khác;
• Bóng bị bỏ đi; và
• Trái bóng đầu tiên của gôn thủ khi nó không còn trong cuộc nữa.
Ghi chú: bóng trong cuộc bao gồm trái bóng thay thế cho bóng trong cuộc bất kể sự thay thế có được cho phép hay không.
Bóng tạm thời (Provisional Ball)
“Bóng tạm thời” là một trái bóng được sử dụng theo Luật 27-2 thay cho trái bóng có thể đã bị mất bên ngoài chướng ngại nước hoặc ngoài biên.
Bóng trong cuộc (Ball in play)
Một trái bóng là “trong cuộc” ngay sau khi gôn thủ thực hiện cú đánh trên khu phát bóng. Nó vẫn là trong cuộc cho đến khi nó vào lỗ, ngoại trừ trường hợp nó bị mất, ra ngoài biên hoặc được nhặt lên, hoặc được thay thế bằng một trái bóng khác, cho dù sự thay thế đó có được cho phép hay không; trái bóng được thay thế sẽ trở thành bóng trong cuộc.
Nếu trái bóng được đánh từ bên ngoài khu phát bóng khi gôn thủ bắt đầu chơi một lỗ gôn, hoặc đang cố gắng sửa lỗi, trái bóng được xem là không phải trong cuộc và Luật 11-4 hoặc 11-5 được áp dụng. Ơ tình huống khác, bóng trong cuộc bao gồm cả trái bóng được đánh từ bên ngoài khu phát bóng khi đấu thủ đã lựa chọn hoặc được yêu cầu đánh cú đánh kế tiếp từ khu phát bóng.
Ngoại lệ đối với đấu lỗ: Bóng trong cuộc bao gồm trái bóng được gôn thủ đánh bên ngoài khu phát bóng khi bắt đầu chơi một lỗ gôn nếu đối thủ không yêu cầu cú đánh phải bị hủy bỏ theo Luật 11-4a.
Bóng vào lỗ (Ball holed)
Xem “vào lỗ”.
Chỉ đạo (Advice)
“Chỉ đạo” là bất kỳ lời tư vấn hoặc gợi ý nào đó có thể ảnh hưởng đến việc xác định cú đánh, sự lựa chọn gậy gôn hoặc cách thực hiện cú đánh của người chơi.
Các thông tin về Luật, cự ly hoặc các vấn đề đã được thông báo công khai như vị trí của các chướng ngại hoặc gậy cờ tại khu lỗ gôn, không phải là chỉ đạo.
Chướng ngại (Hazards)
“Chướng ngại” là bất kỳ hố cát hay chướng ngại nước nào.
Chướng ngại nước (Water Hazard)
“Chướng ngại nước” là bất cứ biển, hồ, ao, sông, rãnh thoát nước hoặc mương máng nổi khác (bất kể có chứa nước hay không) và những thứ tự nhiên tương tự khác trên sân gôn.
Mọi phần đất liền hoặc nước nằm trong giới hạn của một chướng ngại nước thì đều là một phần của chướng ngại nước. Giới hạn của chướng ngại nước kéo dài thẳng lên phía trên và xuống phía dưới. Cọc và đường vạch đánh dấu giới hạn của chướng ngại nước là nằm trong chướng ngại. Các cọc đó là vật cản nhân tạo. Một trái bóng nằm trong chướng ngại nước khi bóng nằm trong hoặc bất kỳ phần nào của nó chạm vào chướng ngại nước.
Ghi chú 1: cọc hoặc các đường vạch quy định chướng ngại nước phải là màu vàng. Khi cọc và đường vạch được sử dụng để quy định các chướng ngại nước , cọc sẽ thể hiện chướng ngại và vạch xác định giới hạn chướng ngại.
Ghi chú 2: Ban Tổ Chức có thể đặt ra Luật Tại chỗ cấm đánh bóng từ khu vực nhậy cảm về môi trường được xác định là chướng ngại nước.
Chướng ngại nước mặt bên (Lateral water Hazard)
“Chướng ngại nước mặt bên” là một chướng ngại nước hoặc một phần của chướng ngại nước nằm ở một vị trí không thể hoặc được Ban Tổ Chức cho là không thể thả bóng phía sau chướng ngại nước theo Luật 26-1b.
Phần chướng ngại nước được sử dụng làm chướng ngại nước mặt bên phải được đánh dấu rõ ràng. Một trái bóng nằm trong chướng ngại nước mặt bên khi nó nằm trong hoặc một phần bóng chạm vào chướng ngại nước mặt bên.
Ghi chú 1: chướng ngại nước mặt bên cần được xác định bằng cọc hoặc đường kẻ màu đỏ. Khi cả cọc và đường kẻ được sử dụng để xác định chướng ngại nước mặt bên thì cọc sẽ xác định chướng ngại và đường kẻ xác định lề chướng ngại.
Ghi chú 2: Ban Tổ Chức có thể ra Quy định Tại chỗ (Local Rule) cấm chơi từ các khu vực nhạy cảm về môi trường đã được định nghĩa là chướng ngại nước mặt bên.
Ghi chú 3: Ban Tổ Chức có thể định nghĩa chướng ngại nước mặt bên là một chướng ngại nước.
Cú đánh (Stroke)
Một “cú đánh” là một sự vận động của gậy gôn về phía trước với ý định đánh đúng vào bóng và làm di chuyển bóng, nhưng nếu khi vung gậy xuống dưới gôn thủ tự động dừng lại trước khi đầu gậy chạm vào bóng thì vẫn coi như là chưa thực hiện cú đánh.
Cú phạt (Penalty stroke)
Một “cú phạt” là cú đánh được cộng thêm vào thành tích của một gôn thủ hay một bên nào đó theo các Luật nhất định. Trong một trận đấu tay ba hoặc tay tư, các cú phạt không ảnh hưởng đến trình tự thi đấu.
Di chuyển hay đã di chuyển (Move or Moved)
Trái bóng được xem là di chuyển nếu nó rời khỏi vị trí của nó và nằm ở một vị trí khác.
Đấu Thủ (Competitor)
Một “đấu thủ” là người chơi trong một trận đấu gậy. “Bạn đấu” (fellow-competitor) là bất kỳ người nào cùng chơi với đấu thủ. Cả hai người này đều không phải là đồng đội (partner) của nhau.
Trong các trận đấu Tay-tư (Foursome) và Đấu-4-bóng (four-ball), tuỳ tình huống, từ “đấu thủ” hoặc “bạn đấu” bao gồm cả đồng đội của họ.
Đế kê bóng (Tee)
“Đế kê bóng” là một dụng cụ được thiết kế để nâng trái bóng cao hơn mặt đất. Nó không được dài quá 4 inxơ (101.6 mm) và nó không được thiết kế hay sản xuất theo cách mà nó có thể chỉ ra được đường đánh bóng hoặc gây ảnh hưởng đến sự chuyển động của bóng.
Đất chờ sửa lại (Ground Under Repair)
“Đất chờ sửa lại” là bất kỳ phần nào trên sân gôn được đánh dấu theo lệnh của Ban Tổ Chức hoặc theo tuyên bố của người đại diện được ủy quyền. Nó bao gồm cả vật liệu được chất thành đống để chuyển đi và cái hố do người giữ sân đào, ngay cả khi nó không được đánh dấu.
Tất cả mặt đất và cỏ, cây bụi, cây cối hoặc bất kỳ thực vật sống nằm trong đất chờ sửa lại thì đều thuộc về đất chờ sửa lại này. Cạnh mép của đất chờ sửa lại được tính theo hướng thẳng góc xuống phía dưới chứ không phải lên trên. Cọc và vạch để đánh dấu đều nằm trong đất chờ sửa lại. Các cọc này là những vật cản nhân tạo. Trái bóng được xem là ở trong khu vực đất chờ sửa lại khi nó nằm trong hoặc một phần của nó chạm vào đất chờ sửa lại.
Ghi chú 1: lá cỏ đã cắt và các vật liệu bị bỏ lại trên sân gôn, những thứ đã bị bỏ quên và không có chủ ý được dọn đi thì không phải là đất chờ sửa lại trừ khi nó được đánh dấu.
Ghi chú 2: Ban Tổ Chức có thể ra Quy định Tại chỗ (Local Rule) nghiêm cấm đánh trong khu vực đất chờ sửa lại hay khu vực nhạy cảm về môi trường đã được định nghĩa là đất chờ sửa lại.
Đấu Bóng tốt nhất (Best- Ball)
Xem các “hình thức thi đấu”.
Đấu Bốn-bóng (Four-Ball)
Xem các “hình thức thi đấu”
Đấu đơn (Single)
Xem các “hình thức thi đấu”.
Đấu gậy ba bóng (Three- ball)
Xem các “hình thức thi đấu”.
Đấu tay ba (Threesome)
Xem các “hình thức thi đấu”.
Đấu Tay Tư (Foursome)
Xem các “hình thức thi đấu”
Địa hình đặc biệt (Abnomal Ground Conditions)
Một “Địa hình đặc biệt” là bất kỳ chỗ nước đọng tạm thời nào, đất chờ sửa lại hoặc là hang lỗ, phân côn trùng hoặc lối đi do thú đào hang, lòai bò sát hoặc chim chóc tạo ra trên sân gôn.
Điểm tháo gỡ vướng mắc gần nhất (Nearest Point of Relief)
“Điểm tháo gỡ vướng mắc gần nhất” là một điểm tham khảo để tháo gỡ vướng mắc mà không bị phạt từ sự xen vào của một vật cản nhân tạo cố định (Luật 24-2), một địa hình đặc biệt (Luật 25-1) hoặc một khu lỗ gôn sai (Luật 25-3).
Đó phải là điểm gần nhất với nơi trái bóng nằm trên sân gôn mà nó:
(i) không được gần lỗ gôn hơn, và
(ii) là nơi không bị xen vào bởi những điều kiện vướng mắc khi gôn thủ thực hiện cú đánh từ điểm ban đầu.
Ghi chú: để xác định chính xác điểm tháo gỡ vướng mắc gần nhất, gôn thủ nên sử dụng cây gậy gôn mà mình sẽ thực hiện cú đánh kế tiếp nếu đìêu kiện không ảnh hưởng đến tư thế vào bóng, đường đánh bóng và sự xuynh gậy của cú đánh như thế.
Đồng đội (Partner)
“Đồng đội” là một gôn thủ liên kết với một gôn thủ khác trong cùng một bên.
Trong các trận đấu lỗ tay ba, tay tư, bóng tốt nhất và đấu bốn bóng, tuỳ vào tình huống, từ “gôn thủ” bao gồm (các) đồng đội của người này.
Động vật đào hang (Burrowing Animal)
Một “động vật đào hang” là loài động vật đào lỗ để cư trú hay ẩn náu như thỏ, chuột chũi, chuột túi hoặc kỳ nhông.
Ghi chú: một cái lỗ do các động vật không phải là các loài động vật đào hang như chó… thì đó không phải là một địa hình đặc biệt trừ khi nó được đánh dấu hoặc tuyên bố là đất chờ sửa lại.
Đường đánh bóng (Line of Play)
“Đường đánh bóng” là hướng đi của bóng theo ý đồ của gôn thủ sau khi thực hiện cú đánh, cộng với khỏang cách hợp lý sang hai bên của hướng dự kiến đó. Đường đánh bóng kéo dài từ mặt đất thẳng lên phía trên, nhưng không vượt quá lỗ gôn.
Đường đẩy bóng (Line of Putt)
“Đường đẩy bóng” là hướng đi của bóng theo ý đồ của gôn thủ sau khi thực hiện cú đánh trên khu lỗ gôn. Trừ trường hợp có liên quan đến Luật 16-1e, đường đẩy bóng bao gồm một khoảng cách hợp lý sang hai bên đường dự kiến đó. Đường đẩy bóng không vượt quá lỗ gôn.
Đường qua sân gôn (Through the Green)
“Đường qua sân gôn” là toàn bộ khu vực sân gôn ngoại trừ :
a. Khu phát bóng và khu lỗ gôn của lỗ đang trong thi đấu; và
b. Tất cả các chướng ngại trên sân gôn.
Gậy cờ (Flagstick)
“Gậy cờ” là một cọc báo hiệu thẳng và di chuyển được, có hoặc không có đồ chắn ngang hoặc được gắn với một vật khác, được cắm ở giữa lỗ gôn để biểu thị vị trí của lỗ. Gậy cờ phải có mặt cắt ngang hình tròn. Các chất liệu đệm lót có tính thấm hút làm ảnh hưởng quá mức đến chuyển động của bóng đều bị nghiêm cấm.
Hình thức đấu (Matches)
Đấu đơn (single): là một trận đấu mà một đấu thủ đánh với một đấu thủ khác
Đấu tay ba (threesome): là một trận đấu mà một người đấu với hai người, và mỗi bên sẽ có một trái bóng riêng của mình.
Đấu tay tư (foursome): là một trận đấu mà hai người đấu với hai người và mỗi bên chơi bằng một trái bóng.
Đấu Ba bóng (Three-Ball): Là cuộc thi đấu lỗ trong đó ba người đấu với một người, mỗi bên đánh bóng của riêng mình. Mỗi đấu thủ tham gia hai cuộc đấu riêng.
Đấu bóng tốt nhất (Best-Ball):là trận đấu trong đó một gôn thủ thi đấu với trái bóng tốt hơn của hai hoặc trái bóng thắng thế nhất của ba đấu thủ.
Đấu bốn bóng (four-ball) : trận đấu trong đó hai đấu thủ đánh trái bóng tốt nhất của họ để đấu với trái bóng tốt hơn của hai đấu thủ khác.
Hố cát (bunker)
“Hố cát” là một chướng ngại bao gồm một khoảnh đất được chuẩn bị sẵn, thường là một hố lõm đã xúc hết cỏ, đất và thay thế bằng cát hay chất liệu tương tự.
Chỗ cỏ mọc quanh mép hoặc trong lòng một hố cát (cho dù lớp mặt có cỏ hay đất), không thuộc về hố cát. Thành hố cát không có cỏ cũng tính là một phần của hố cát.
Phạm vi của hố cát được mở rộng theo chiều thẳng đứng hướng xuống dưới chứ không hướng lên trên. Bóng ở trong hố cát khi nó nằm trong hoặc một phần của trái bóng chạm vào hố cát.
Khu lỗ gôn (Putting Green)
“Khu lỗ gôn” là toàn bộ khu vực của lỗ gôn đang trong thi đấu mà nó được thiết kế đặc biệt để đẩy bóng hoặc nói cách khác nó được Ban Tổ Chức chỉ định như thế. Một trái bóng sẽ ở trong khu lỗ gôn khi bất kỳ phần nào của nó chạm vào khu lỗ gôn.
Khu lỗ gôn sai (Wrong Putting Green)
“Khu lỗ gôn sai” là bất kỳ khu lỗ gôn nào khác với lỗ đang được đánh. Ngoại trừ khi được Ban Tổ Chức quy định khác đi, thuật ngữ này bao gồm khu lỗ gôn thực tập hoặc khu tập đánh bóng bổng trên sân gôn.
Khu phát bóng (Teeing Ground)
“Khu phát bóng” là nơi khởi đầu cho lỗ gôn được chơi. Nó là khu vực hình chữ nhật có chiều dài hai tầm gậy, phía trước và hai bên được quy định bằng các giới hạn bên ngoài của hai vật đánh dấu phát bóng. Một trái bóng được xem là ngoài khu phát bóng khi toàn bộ bóng nằm ngoài khu phát bóng.
Lỗ gôn (Hole)
“Lỗ gôn” phải có đường kính là 4 ¼ in (108 mm) và chiều sâu tối thiểu là 4 in (101.6 mm). Gờ giữ bờ đất trong lỗ, nếu được sử dụng, sẽ phải tụt sâu xuống đất ít nhất là 1 in (25.4 mm) dưới mặt đất của khu lỗ gôn, trừ khi
không làm được như vậy do chất đất ở khu vực này; đường kính vòng ngoài thành lỗ không được vượt quá 4 ¼ in (108 mm).
Luật R & A (The Royal and Ancient Golf Club of St Andrews)
“R & A” có nghĩa là Các Luật giới hạn theo Hiệp Hội Gôn Cổ Điển Hoàng Gia Anh mang tên Thánh Andrew.
Luật hay Các Luật (Rule or Rules)
Thuật ngữ “Luật” bao gồm:
a. Các luật gôn và những chú giải của chúng như đã chứa trong Các Quyết Định về Luật Gôn ;
b. Bất kỳ tình huống thi đấu nào được Ban Tổ Chức đưa vào theo Luật 33-1 và Phụ Lục I;
c. Bất kỳ Luật Tại chỗ nào được Ban Tổ Chức đưa vào theo Luật 33-8a và Phụ Lục I; và
d. Các phân loại về gậy gôn và bóng trong các Phụ Lục II & III.
Mất bóng (Lost Ball)
Bóng được coi là mất nếu:
a. 5 phút sau khi gôn thủ, phía gôn thủ hoặc người nhặt bóng của gôn thủ bắt đầu tìm kiếm mà vẫn không tìm thấy hoặc không nhận ra là bóng của mình; hoặc
b. Gôn thủ đã thực hiện một cú đánh với trái bóng tạm thời từ vị trí của trái bóng đầu tiên hoặc từ vị trí gần lỗ gôn hơn vị trí đó (xem Luật 27-2b); hoậc
c. Gôn thủ chịu một cú phạt với cự ly để sử dụng một trái bóng khác làm bóng trong cuộc (xem Luật 27-1a); hoặc
d. Gôn thủ đã đặt một trái bóng khác làm bóng trong cuộc vì nó được biết hoặc thấy chắc chắn rằng trái bóng không tìm được vì đã bị một nhân tố ngoài cuộc làm di chuyển (xem luật 18-1), nằm trong một vật cản (xem luật 24-3), nằm trong một địa hình đặc biệt (xem Luật 25-1c) hoặc trong một chướng ngại nước (xem Luật 26-1); hoặc
e. Gôn thủ đã thực hiện một cú đánh với một trái bóng thay thế
Thời gian đánh bóng sai không được tính vào khoảng thời gian năm phút được quy định để tìm bóng.
Ngoài biên (Out of Bound)
“Ngoài biên” là bên ngòai các đường biên của sân gôn hay bất kỳ phần nào của sân gôn được Ban Tổ Chức đánh dấu.
Khi “ngoài biên” được xác định bằng cọc hoặc hàng rào hoặc phía sau cọc hoặc hàng rào, thì đường giới hạn của nó được xác định bằng các điểm sát mặt đất nằm phía bên trong nhất của cọc hoặc hàng rào không kể các giá đỡ.
Các vật thể để xác định là ngoài biên như các bức tường, hàng rào, cọc và lan can không phải là các vật cản nhân tạo và được coi là các vật cố định.
Khi ngoài biên được xác định bằng đường vạch trên mặt đất thì chính đường vạch đó được coi là ngoài biên.
Đường biên kéo dài thẳng lên phía trên và xuống phía dưới.
Một trái bóng được xem là ngoài biên khi toàn bộ nó nằm ngoài biên.
Gôn thủ có thể đứng ngoài biên để đánh trái bóng nằm trong biên.
Nhân tố ngoài cuộc (Outside Agency)
Một “nhân tố ngoài cuộc” là bất kỳ người nào không tham gia thi đấu hoặc trong đấu gậy không phải là người của bên thi đấu, và bao gồm cả trọng tài, người tính điểm, quan sát viên và người báo bóng. Gió và nước đều không phải là nhân tố ngoài cuộc.
Người nhặt bóng (Caddie)
“Người nhặt bóng” là người hỗ trợ cho gôn thủ theo Luật, kể cả việc mang vác hoặc cầm gậy gôn cho gôn thủ trong suốt cuộc chơi.
Khi hai hay nhiều gôn thủ thuê chung một người nhặt bóng, người đó luôn luôn được coi là người nhặt bóng cho gôn thủ nào đang đánh bóng và những trang bị mà người nhặt bóng đó mang được coi là trang bị của gôn thủ đó, trừ khi người nhặt bóng đó hành động theo chỉ thị đặc biệt của một gôn thủ khác, trong trường hợp đó, người nhặt bóng sẽ được coi là người nhặt bóng cho gôn thủ kia.
Người Báo Bóng (Fore-caddie)
“Người báo bóng” là người được BTC tuyển dụng để chỉ cho các gôn thủ vị trí của trái bóng trong thi đấu. Người này là nhân tố ngoài cuộc.
Người tính điểm (Marker)
“Người tính điểm” là người được Ban Tổ Chức chỉ định để ghi điểm số cho gôn thủ trong đấu gậy. Người này có thể là bạn đấu. Người tính điểm không phải là trọng tài.
Nước đọng tạm thời (Casual Water)
“ Nước đọng tạm thời” là bất kỳ sự ứ dọng nước tạm thời nào trên sân có thể nhìn thấy được trước hoặc sau khi gôn thủ vào thế đứng nhưng không phải trong một chướng ngại nước. Tuyết và nước đóng băng, khác với sương, được coi là nước đọng tạm thời hay vật xê dịch được, tuỳ vào sự lựa chọn của gôn thủ. Băng nhân tạo là một vật cản nhân tạo. Hạt sương không phải là nước đọng tạm thời. Trái bóng được xem là ở trong nước đọng tạm thời khi nó nằm trong hoặc một phần của nó chạm vào nước đọng tạm thời.
Quyền ưu tiên (Honour)
Người được đánh bóng đầu tiên nhất từ khu phát bóng được gọi là người có “quyền ưu tiên”.
Quan sát viên (Observer)
“Quan sát viên” là một người được Ban Tổ Chức đề cử để hỗ trợ cho trọng tài để quyết định các vấn đề thực tế và báo cáo lại cho trọng tài mọi sự vi phạm Luật. Quan sát viên không được trông coi gậy cờ, đứng hoặc đánh dấu vị trí lỗ gôn, nhấc bóng hoặc đánh dấu vị trí.
Sân gôn (Course)
“Sân gôn” là tòan bộ khu vực nằm trong các đường biên được Ban tổ chức thiết lập (xem Luật 33-2)
Trang bị (Equipment)
“Trang bị” là mọi vật dụng được sử dụng, mang theo bởi người chơi hoặc do người khác mang theo ngoại trừ trái bóng mà người này đáng đánh trên đường vào lỗ cũng như các vật nhỏ, chẳng hạn như đồng xu hoặc đế kê bóng, khi được dùng để đánh dấu vị trí của trái bóng hoặc khu vực nhất định mà trái bóng được thả. Trang bị bao gồm cả xe chở dụng cụ gôn, có hoặc không có động cơ. Nếu xe này được nhiều gôn thủ sử dụng chung, thì xe và mọi thứ trong đó được coi là trang bị của gôn thủ đang đánh bóng, trừ khi xe này đang di chuyển bởi một trong các gôn thủ dùng chung xe, thì xe và mọi thứ trong đó được coi là trang bị của gôn thủ đó.
Ghi chú: bóng đang được sử dụng để đánh vào một lỗ gôn sẽ là trang bị khi nó được nhấc lên và chưa được đưa trở lại vào cuộc.
Trọng tài (Referee)
“Trọng tài” là người được Ban Tổ Chức chỉ định đi theo các gôn thủ để quyết định các vấn đề thực tế và áp dụng Luật. Trọng tài sẽ xử lý các vi phạm Luật mà mình quan sát được hoặc được báo cáo.
Trọng tài không nên trông coi gậy cờ, đứng hoặc đánh dấu vị trí của lỗ gôn, nhấc bóng hoặc đánh dấu vị trí của nó.
Thế đứng (Stance)
Vào “thế đứng” bao gồm việc gôn thủ đặt chân vào vị trí để/chuẩn bị cho việc thực hiện một cú đánh.
Vòng quy định (Stipulated Round)
Đánh bóng theo “vòng quy định” tức là đánh theo đúng thứ tự các lỗ trên sân gôn trừ khi được Ban Tổ Chức quy định khác đi. Số lỗ gôn trong một “vòng quy định” là 18 trừ khi ban Tổ Chức quy định số lỗ ít hơn. Về việc mở rộng vòng quy định trong một trận đấu lỗ, xem Luật 2-3.
Vào bóng (Addressing the ball)
Gơn thủ vo bĩng ngay khi đặt gậy xuống đất trước hoặc sau trái bóng bất kể là đ tạo dựng thế đứng hay chưa.
Vào lỗ (Holed)
Trái bóng là “vào lỗ” khi nó nằm im trong chu vi của lỗ gôn và toàn bộ trái bóng nằm dưới mặt phẳng miệng lỗ.
Vật xê dịch được (Loose Impediments)
“Vật xê dịch được “là các vật thể tự nhiên, bao gồm:
• Đá, lá cây, cành cây nhỏ, nhánh cây và các vật tương tự,
• Phân súc vật, và
• Sâu bọ, côn trùng cũng như xác/da lột và các đụn đống do chúng để lại, với điều kiện là chúng không:
• Cố định hay phát triển
• Không đóng cứng lại, hay
• Bám chặt vào bóng
Cát và đất xốp là các vật xê dịch được tại khu lỗ gôn, nhưng không ở bất kỳ nơi nào khác.
Tuyết và băng, khác với sương, có thể coi là nước đọng tạm thời hoặc vật xê dịch được tuỳ gôn thủ quyết định.
(Hạt) sương không phải là những vật xê dịch được.
Vật cản nhân tạo (Obstruction)
“Vật cản nhân tạo” là bất kỳ vật thể nhân tạo nào, bao gồm các bề mặt nhân tạo, mép đường lớn, lối đi nhỏ cũng như băng nhân tạo, ngoại trừ:
a. Các vật thể được định nghĩa là ngoài biên như tường, rào, cọc và lan can;
b. Bất kỳ phần nào của một vật thể nhân tạo cố định mà nó nằm ngoài biên; và
c. Bất kỳ công trình xây dựng nào được Ban Tổ Chức tuyên bố là một phần không tách rời của sân gôn.
Một vật cản nhân tạo là một vật cản nhân tạo xê dịch được nếu nó có thể được di chuyển mà không cần bất kỳ sự cố gắng thái quá nào, không có sự trì hoãn cuộc chơi thái quá và không gây hư hỏng. Ngược lại với các điều này thì nó là vật cản nhân tạo cố định.
Ghi chú:Ban Tổ Chức có thể lập ra Quy Định Tại chỗ tuyên bố đó là vật cản nhân tạo xê dịch được hay vật cản nhân tạo cố định