Đăng nhập
Đăng nhập
Menu
CHƯƠNG III CÁC LUẬT CHƠI GÔN - LUẬT 25

LUẬT 25 ĐỊA HÌNH ĐẶC BIỆT, BANH BỊ GĂM XUỐNG ĐẤT VÀ LỖ GÔN SAI

25-1. Địa hình đặc biệt
a. Sự can thiệp
Sự can thiệp của địa hình đặc biệt xuất hiện khi trái bóng nằm trong hay chạm vào địa hình hay khi địa hình này làm ảnh hưởng đến thế đứng hay khu vực dự kiến vung gậy của gôn thủ. Nếu bóng của gôn thủ nằm trên khu lỗ gôn, sự cản trở cũng có thể xảy ra nếu một địa hình đặc biệt trên khu lỗ gôn can thiệp vào đường dẩy bóng của gôn thủ. Trong tình huống khác, bản thân sự can thiệp vào đường đánh bóng không phải là một sự can thiệp theo Luật này.
Ghi chú: Ban Tổ Chức có thể tạo ra Luật Tại Chỗ để từ chối việc gôn thủ thực hiện tháo gỡ vướng mắc từ sự can thiệp của Địa hình đặc biệt đối với thế đứng của gôn thủ.b. Tháo gỡ vướng mắcNgoại trừ trường hợp bóng ở trong một chướng ngại nước hay chướng ngại nước mặt bên, gôn thủ có thể tháo gỡ vướng mắc do sự can thiệp của một địa hình đặc biệt theo các cách sau:
(i) Trên đường qua sân gôn: nếu trái bóng nằm trên đường qua sân gôn, gôn thủ phải nhấc bóng lên và thả nó trong khoảng cách một tầm gậy mà không bị phạt, nhưng điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc không được gần lỗ gôn hơn. Điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc không được nằm trong một chướng ngại hay trên khu lỗ gôn. Khi trái bóng được thả trong khoảng cách một tầm gậy tại điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc, bóng phải chạm trước một phần sân gôn tại một điểm tránh được sự can thiệp của địa hính đặc biệt và không nằm trong một chướng ngại hay trên khu lỗ gôn.
(ii) Trong hố cát: nếu trái bóng nằm trong một hố cát, gôn thủ phải nhấc bóng lên và thả nó theo một trong hai cách sau: 
(a) Không bị phạt, theo Mục (i) ở trên, ngoại trừ điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc lại ở trong hố cát thì trái bóng cũng phải được thả trong hố cát, hoặc nếu việc tháo gỡ hòan tòan là không thể được, thả bóng càng gần càng tốt với điểm bóng nằm, nhưng không được gần lỗ gôn hơn, phải nằm trên một phần sân gôn trong hố cát mà nó cho phép tháo gỡ tối đa tình huống vướng mắc; 
(b) Chịu phạt một cú đánh, thả bóng bên ngoài hố cát, giữ điểm từ nơi bóng nằm hướng thẳng tới lỗ gôn và điểm mà bóng được thả, không giới hạn vị trí thả bóng cách phía sau hố cát bao xa.
(iii) Trên khu lỗ gôn: nếu trái bóng nằm trên khu lỗ gôn, gôn thủ phải nhặt bóng lên và đặt nó, mà không bị phạt, vào điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc mà không nằm trong chướng ngại, hoặc nếu việc tháo gỡ hòan tòan là không thể được, thả bóng càng gần càng tốt với điểm bóng nằm, nhưng không được gần lỗ gôn hơn, phải nằm trên một phần sân gôn trong hố cát mà nó cho phép tháo gỡ tối đa tình huống vướng mắc; nhưng không được gần lỗ gôn hơn hoặc nằm trong chướng ngại. Điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc hay tháo gỡ tối đa vị trí vướng mắc có thể nằm ngoài khu lỗ gôn.
(iv) Trên khu phát bóng: nếu trái bóng nằm trên khu phát bóng, gôn thủ phải nhấc và thả bóng mà không bị phạt theo Mục (i) ở trên. Bóng có thể được lau chùi khi nhặt lên theo Luật 25 – 1b.(Bóng lăn vào vị trí gây vướng cũ, xem Luật 20 – 2c (v)).Ngoại lệ: cầu thủ không được quyền tháo gỡ vướng mắc theo Luật này nếu (a) rõ ràng gôn thủ không thể thực hiện cú đánh do sự cản trở của các vật khác ngoài địa hình đặc biệt hay (b) sự cản trở do địa hình đặc biệt xảy ra khi sử dụng thế đứng, cú vung gậy hay hướng đánh khác thường.

Ghi chú 1: nếu trái bóng ở trong một chướng ngại nước (bao gồm cả chướng ngại nước mặt bên), gôn thủ không được phép tháo gỡ vướng mắc, mà không bị phạt, từ sự cản trở của một địa hình đặc biệt. Gôn thủ phải đánh bóng từ nơi bóng nằm (trừ khi bị cấm bởi Luật Tại Chỗ) hay xử lý theo Luật 26 –1.

Ghi chú 2: nếu bóng phải được thả hay đặt lại theo Luật này mà không lấy lại được ngay thì một trái bóng khác có thể được thay thế.

c. Không tìm thấy bóng trong địa hình đặc biệt
Một vấn đề thực tế có phải là không tìm được bóng sau khi nó được đánh về phía địa hình đặc biệt và ở trong đó không. Để áp dụng luật này, phải biết hoặc chắc chắn là bóng đang trong địa hình đặc biệt. Nếu không biết hoặc không chắc chắn, gôn thủ phải thihành theo Luật 27-1 được áp dụng. Nếu biết hoặc chắc chắn rằng trái bóng không tìm thấy được đang ở trong một địa hình đặc biệt, gôn thủ có thể tháo gỡ vướng mắc theo Luật này. Nếu gôn thủ chọn thi hành như thế thì điểm bóng cuối cùng vượt qua giới hạn ngoài cùng của địa hình đặc biệt đó phải được xác định và, nhằm mục đích áp dụng Luật này, trái bóng được coi là nằm tại điểm này và gôn thủ có thể tiến hành theo các cách sau:
(i) Trên đường qua sân gôn: nếu trái bóng sau cùng vượt qua giới hạn ngoài cùng của một địa hình đặc biệt ở một điểm trên đường qua sân gôn, gôn thủ có thể thay thế một trái bóng khác mà không bị phạt và tháo gỡ vướng mắc như đã mô tả trong Luật 25 – 1b (i).
(ii) Trong hố cát: nếu trái bóng
sau cùng vượt qua giới hạn ngoài cùng của một địa hình đặc biệt ở một điểm nằm trong hố cát, gôn thủ có thể thay thế một trái bóng khác mà không bị phạt và tháo gỡ vướng mắc như đã mô tả trong Luật 25 – 1b (ii).
(iii) Trong một chướng ngại nước (bao gồm cả Chướng ngại nước mặt bên): nếu trái bóng sau cùng vượt qua giới hạn ngoài cùng của một địa hình đặc biệt ở một điểm trong chướng ngại nước, gôn thủ không được phép tháo gỡ vướng mắc mà không bị phạt. Gôn thủ phải xử lý theo Luật 26 – 1. 
(iv) Trên khu lỗ gôn: nếu trái bóng sau cùng vượt qua giới hạn ngoài cùng của một địa hình đặc biệt ở một điểm trên khu lỗ gôn, gôn thủ có thể thay thế một trái bóng khác mà không bị phạt cũng như có thể tháo gỡ vướng mắc như đã mô tả trong Luật 25 – 1b (iii).
25-2. Banh bị găm xuống đất
Tất cả các trái bóng bị găm xuống đất tại chính dấu bóng của nó trên bất kỳ khu vực cỏ-được-cắt-ngắn nào trên đường qua sân gôn đều có thể được nhấc lên, lau chùi và thả mà không bị phạt, càng gần vị trí cũ của bóng càng tốt nhưng không được gần lỗ gôn hơn. Trái bóng khi thả trước hết phải chạm một phần của sân gôn, trên đường qua sân gôn. “Bãi cỏ cắt ngắn” có nghĩa là bất kỳ khu vực nào trên sân gôn bao gồm cả các con đường đi qua khu vực cỏ cao, nơi mà cỏ được cắt xấp xỉ bằng chiếu cao của đường lăn bóng hoặc thấp hơn.
25-3. Khu lỗ gôn sai
a. Sự can thiệp
Sự can thiệp do khu lỗ gôn sai xảy ra khi trái bóng đang ở trên khu lỗ gôn sai.
Sự can thiệp vào thế đứng hay khu vực dự tính vung gậy của gôn thủ bản thân nó không phải là một sự can thiệp theo Luật này.
b. Tháo gỡ vướng mắc
Nếu trái bóng của gôn thủ nằm trên khu lỗ gôn sai thì gôn thủ không được đánh tại nơi bóng nằm . Gôn thủ phải tháo gỡ vướng mắc mà không bị phạt theo các cách sau:
Gôn thủ phải nhấc bóng và thả nó trong vòng một tầm gậy tại điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc nhưng không được gần lỗ gôn hơn. Điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc không được nằm trong một chướng ngại hay trên khu lỗ gôn. Khi thả bóng trong vòng một tầm gậy từ điểm gần nhất để tháo gỡ vướng mắc, trước tiên bóng phải chạm vào một phần của sân gôn tại điểm mà nó tránh được sự can thiệp của khu lỗ gôn sai, không nằm trong chướng ngại và không ở trên khu lỗ gôn. Trái bóng có thể được lau chùi khi được nhấc lên theo Luật này.

XỬ PHẠT DO VI PHẠM LUẬT
Trong đấu lo - thua lỗ đó; Trong đấu gậy – phạt hai cú đánh

Bài viết liên quan

02116 29 2222